Nguyên nhân khiến da nhiễm độc kim loại nặng Da nhiễm độc kim loại nặng do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể ở cả trong và ngoài cơ thể, nhưng chủ yếu gồm 4 nhóm tác nhân chính như sau: Sử dụng mỹ phẩm Việc sử dụng một số mỹ phẩm không rõ […]
Da nhiễm độc kim loại nặng do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể ở cả trong và ngoài cơ thể, nhưng chủ yếu gồm 4 nhóm tác nhân chính như sau:
Việc sử dụng một số mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ dễ gây ra tình trạng này. Thực tế, một số kim loại nặng mà điển hình là chì thường được dùng trong sản xuất các loại mỹ phẩm. Trong đó có thể kể đến như: Son môi, kem dưỡng da, thuốc nhuộm tóc… Với hàm lượng sử dụng vượt ngưỡng cho phép từ các loại mỹ phẩm này đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến làn da.
Một số kim loại nặng rất độc như thủy ngân có thể xâm nhập vào da dễ dàng. Hoặc thủy ngân có thể thâm nhập vào cơ thể qua tiếp xúc hoặc hít phải. Do đó, những người làm việc trong môi trường chứa nhiều kim loại nặng dễ bị nhiễm độc.
Dù cho bạn có đang sử dụng những loại mỹ phẩm an toàn với hàm lượng kim loại ở mức cho phép. Tuy nhiên, khả năng da nhiễm độc vẫn rất cao nếu không tẩy trang hoặc rửa mặt đúng cách. Bởi các kim loại nặng có khả năng bám dính rất cao như: Chì, Paraben, Corticoid… Vì vậy, cần tẩy da chết thường xuyên, thanh lọc làn da và cơ thể.
Trong thực phẩm, chì và thủy ngân có thể tồn tại dư lượng nhất định. Thực tế nghiên cứu cho thấy, nhiều người bị nhiễm độc thủy ngân mãn tính do ăn các loại cá biển thường xuyên. Một số loại cá chứa nhiều thủy ngân như: Cá ngừ, cá hồng…
Đây là tình trạng viêm da do nghiện chất Corticoid. Nếu sử dụng các loại mỹ phẩm có chứa chất này sẽ giúp da đẹp lên nhanh chóng. Nhưng hậu quả là khi ngưng sử dụng sẽ khiến làn da trở nên xấu đi trông thấy. Biểu hiện rõ ràng nhất là da mẩn đỏ, nóng rát, da khô, bong tróc, sần đỏ, có nhiều mụn nước…
Do đó, khi da bị nhiễm độc kim loại nặng các bạn cần thăm khám càng sớm càng tốt. Như vậy, bác sĩ sẽ kiểm tra được lượng kim loại trong da cũng như cơ thể. Từ đó, có cách điều trị hợp lý cũng như tránh hậu quả về sau.
Các bác sĩ chuyên khoa Da liễu cho biết, da khi bị nhiễm độc kim loại nặng sẽ có biểu hiện đa dạng. Với từng loại kim loại cũng sẽ có biểu hiện khác nhau. Cụ thể như:
Thực tế, các loại mỹ phẩm đều có một tỷ lệ chì nhất định giúp tạo độ mịn và độ bám dính. Hơn thế, các loại kem dưỡng da chứa nhiều chì thì khi sử dụng sẽ mang lại làn da trắng sáng trong thời gian đầu. Tuy nhiên, chỉ cần ngừng sử dụng trong thời gian ngắn sẽ thấy da sạm đi. Cùng với đó là hàng loạt các triệu chứng khác như: Đau đầu, sụt cân, mất ngủ, cơ thể suy nhược…
Tác dụng của thủy ngân là ngăn các sắc tố phát triển giúp da trắng sáng. Do đó, các cơ sở sản xuất mỹ phẩm đã trộn thủy ngân vào sản phẩm vượt mức cho phép. Thủy ngân vô cơ khi thấm vào da sẽ bài tiết qua nước tiểu, mồ hôi hoặc sữa mẹ. Chính vì vậy, khi bị nhiễm độc kim loại này sẽ gây tác hại nghiêm trọng cho hệ thần kinh. Đồng thời, gây ra chứng trầm cảm, mệt mỏi, chóng mặt và thậm chí hư thận.
Vì lẽ đó, khi mua bất kỳ sản phẩm dưỡng da nào cũng nên kỹ càng chọn những sản phẩm có nhãn mác, xuất xứ rõ ràng. Nếu mua phải hàng kém chất lượng sẽ gây ra nhiều tác hại tiềm ẩn về sau.
Parabens là một trong những chất được sử dụng phổ biến trong trang điểm, kem dưỡng, dầu gội… Đây là một chất làm cản trở chức năng của hormone và gây ra ung thư vú.
Hiện nay, Paraben được sử dụng khá rộng rãi bởi đây là chất kháng khuẩn và kháng nấm. Do đó, nó còn được sử dụng làm chất bảo quản để ngăn chặn sự nhiễm khuẩn. Đồng thời, hạn chế sự phân hủy của các hoạt chất làm giảm hiệu quả của các sản phẩm làm đẹp. Tuy nhiên, loại chất này khi thấm vào da sẽ làm giảm estrogen, hormone sinh dục nữ, mụn nhọt trên da.
Như vậy có thể thấy, các chất kim loại nặng gây ra nhiều tác hại nguy hiểm cho làn da. Nếu sử dụng thời gian dài sẽ gây mỏng da, nhiễm trùng, kích ứng lên mụn, sạm da, lỗ chân lông to, da sần sùi… Do đó, việc phát hiện sớm và điều trị tình trạng nhiễm độc da càng sớm càng tốt. Tránh kéo dài sẽ gây tổn thương nghiêm trọng tới làn da của bạn.
Hy vọng với những thông tin được cung cấp trên đây các bạn đã biết da nhiễm độc do đâu. Đồng thời, biết được dấu hiệu của làn da khi bị nhiễm độc. Từ đó, có phương pháp điều trị kịp thời.