Nguyên nhân gây ra tình trạng đốm nâu Các chuyên gia Da liễu cho biết, đốm nâu là sự tăng sắc tố da khiến Melanin sản xuất nhiều hơn bình thường ở vùng da đó. Trong đó, nguyên nhân được xác định là do các yếu tố dưới đây. Suy giảm nội tiết tố nữ […]
Các chuyên gia Da liễu cho biết, đốm nâu là sự tăng sắc tố da khiến Melanin sản xuất nhiều hơn bình thường ở vùng da đó. Trong đó, nguyên nhân được xác định là do các yếu tố dưới đây.
Tình trạng này thường xảy ra ở phụ nữ ngoài 30 tuổi, đặc biệt là phụ nữ bị rối loạn nội tiết tố. Hoặc sự suy giảm này rõ ràng nhất ở giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Khi này, làn da sẽ trở nên khô hơn, tính đàn hồi suy giảm và dễ bị nhăn nheo. Đặc biệt, vùng da nhạy cảm như quanh mắt, gò má sẽ bị ảnh hưởng sớm nhất.
Khi bị suy giảm nội tiết tố thì trên da sẽ bắt đầu xuất hiện những đốm đồi mồi li ti như đốm nâu, nám, tàn nhang…
Sự gia tăng của các gốc tự do thường do tuổi tác gây nên. Đây là quá trình chuyển hóa của cơ thể khiến các gốc tự do sản sinh liên động. Hơn thế, nếu bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài sẽ càng tăng nhanh hơn. Các gốc tự do này khi tích tụ ngày càng nhiều sẽ khiến quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn. Từ đó, khiến da mất đàn hồi và kèm theo đó là đốm nâu, nám, tàn nhang…
Các yếu tố môi trường như: Ánh nắng mặt trời, khói bụi, mỹ phẩm không an toàn… là nguyên nhân gây ra đốm nâu. Da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mà không được phòng tránh sẽ khiến nám, đốm nâu… xuất hiện nhiều hơn.
Việc sử dụng một số loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID), Tetracycline và thuốc chống loạn thần có thể làm tăng sắc tố da. Từ đó, khiến đốm nâu trên da xuất hiện gồm cả chân, bụng hoặc mặt.
Sau đợt viêm da cấp tính cũng khiến các đốm nâu xuất hiện trên da. Thông thường, tình trạng này sẽ liên quan đến các bệnh ngoài da như: Chàm, vảy nến, tổn thương da, mụn trứng cá. Ngoài ra, việc sử dụng các mỹ phẩm dành do da hoặc tóc cũng có thể gây kích ứng. Từ đó, gây nên các mảng sẫm màu trên da.
Không những thế, các đốm màu nâu còn có thể xuất hiện sau khi bị côn trùng cắn, đốt hoặc các vết xước nhỏ. Tuy nhiên, nếu là do côn trùng thì thường sẽ mờ và hết dần theo thời gian.
Thông thường, những người mắc bệnh tiểu đường sẽ thấy vùng da chân, bụng, mặt và các bộ phận khác sẫm màu hơn.
Như vậy có thể thấy, có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đốm trên da. Do đó, việc khám và điều trị sớm sẽ giúp loại bỏ đốm màu nâu hiệu quả.
Theo các bác sĩ chuyên khoa Da liễu, hiện nay có rất nhiều cách điều trị đốm nâu khác nhau. Tùy vào nguyên nhân và tình trạng mà áp dụng phương pháp điều trị cụ thể. Dưới đây là các phương pháp phổ biến đang được áp dụng.
Là phương pháp sử dụng các sản phẩm gồm thuốc và mỹ phẩm để điều trị. Những sản phẩm này chứa thành phần có khả năng cải thiện đốm nâu như: Vitamin C, Hydroquinone, Kojic acid, Azelaic acid…
Cách điều trị tại chỗ phù hợp với những tình trạng đốm nhẹ hoặc ít đốm nâu. Tuy nhiên, nó có thể gây ra các tác dụng phụ như đỏ, sưng, ngứa… Nhưng các thành phần này cũng có thể khiến da nhạy cảm hơn với tia UV. Do đó, cần sử dụng kem chống nắng trong quá trình điều trị để bảo vệ da.
Đây là phương pháp điều trị hiệu quả nhất và mang lại tác dụng nhanh. Tuy nhiên, cần thực hiện ở các cơ sở, viện thẩm mỹ uy tín. Một số phương pháp thẩm mỹ đang được áp dụng hiện nay là:
Đốm nâu dù không thể ngăn chặn chúng phát triển nhưng có thể hạn chế nguy cơ xuất hiện bằng cách:
Hy vọng với những thông tin được cung cấp trên đây, các bạn đã biết đâu là nguyên nhân gây đốm nâu trên da. Từ đó, tránh tiếp xúc và có biện pháp điều trị kịp khi gặp tình trạng này.