Thế nào là da bị bào mòn? Tế bào da có cấu tạo dạng hình tròn gồm 3 phần là: Lớp biểu bì, lớp trung bì và lớp hạ bì. Trong đó, lớp biểu bì da đóng vai trò bảo vệ da khỏi các tác nhân xấu từ bên ngoài. Đồng thời, lớp tế bào […]
Tế bào da có cấu tạo dạng hình tròn gồm 3 phần là: Lớp biểu bì, lớp trung bì và lớp hạ bì. Trong đó, lớp biểu bì da đóng vai trò bảo vệ da khỏi các tác nhân xấu từ bên ngoài. Đồng thời, lớp tế bào da này còn có tác dụng giữ nước và dưỡng chất. Từ đó, nuôi dưỡng lớp tế bào bên trong hiệu quả.
Do đó, da bị bào mòn thường xảy ra khi lớp biểu bì này mất đi. Đồng thời, để lộ ra bề mặt phía trong của da. Từ đó, khiến da ngày mỏng đi và nhạy cảm với tác động từ môi trường.
Các tác nhân gây hại dễ dàng tấn vào làn da bị mòn và gây ra hàng loạt hậu quả nặng nề. Do đó, việc nhận biết làn da bị bào mòn sẽ giúp khắc phục tình trạng này hiệu quả.
Khi làn da mất đi lớp bảo vệ sẽ bị ánh nắng nặng trời tác động và phá vỡ cấu trúc liên kết. Đồng thời, tình trạng này khiến tế bào gốc ngừng sản sinh khi da bị tổn thương. Từ đó, khiến da bị nhăn nheo, chảy sệ và xuất hiện nám, tàn nhang.
Khi da bị bào mòn sẽ khiến nước và chất dinh dưỡng ở phần biểu bì da dễ bị bốc hơi. Vì vậy, khiến cho da khô ráp và ngứa ráp.
Làn da mỏng là điều trị cho vi khuẩn tấn công vào lớp biểu bì da, đặc biệt là lỗ chân lông. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới mụn, viêm nhiễm trên da.
Chỉ cần thay đổi thời tiết, nắng, gió, bụi bẩn… tạo khiến làn da mỏng bị tác động. Từ đó, khiến da dễ bị ngứa ngáy, nổi mẩn và kích ứng.
Như vậy có thể thấy, có rất nhiều dấu hiệu nhận biết da bị mòn. Vì vậy, phát hiện sớm sẽ giúp bảo vệ và phục hồi da nhanh chóng.
Khi làn da bị mòn sẽ dễ dàng bị tấn công bởi vi khuẩn, ánh nắng mặt trời… Do đó, việc chăm sóc và phục hồi da lúc này là vô cùng cần thiết. Dưới đây là cách phục hồi làn da bị mòn mà các bạn có thể tham khảo:
Làm sạch da là bước chăm sóc sóc da mòn vô cùng quan trọng. Như vậy sẽ giúp hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn vào trong lớp biểu bì da. Theo đó, tùy theo mức độ tổn thương của da mà chọn sản phẩm vệ sinh da phù hợp.
Thông thường, nếu da bị mòn vừa phải thì dùng sữa rửa mặt tối đa 2 lần/ngày. Đồng thời, chọn các dòng sản phẩm ít bọt và không chứa chất tẩy rửa mạnh.
Đối với da quá mỏng và thậm chí nhìn thấy mạch máu thì nên rửa bằng nước muối pha loãng. Hoặc bạn có thể dùng trà hoa cúc pha cùng nước nóng rồi để ấm và rửa.
Bước tiếp theo trong quá trình hồi phục da đó là cân bằng độ ẩm cho da. Sau khi rửa mặt cần dùng toner để cân bằng độ PH. Lưu ý, tránh xa các sản phẩm chứa cồn bởi sẽ làm da tổn thương và khô ráp hơn.
Làn da sẽ được thư giãn và thải độc, hơn thế còn giúp cung cấp dưỡng chất nuôi tế bào sau khi đắp mặt nạ. Do đó, bạn nên sử dụng mặt nạ yến mạch cho làn da nhạy cảm. Đồng thời, có thể kết hợp thêm sữa tươi hoặc lòng đỏ trứng gà. Như vậy sẽ làm tăng thêm độ ẩm và hiệu quả phục hồi da.
Sử dụng serum là bước quan trọng để tái tạo lại làn da bị mòn của bạn. Trong serum dưỡng da không chứa chất nhũ hóa nên giúp thẩm thấu sâu vào da dễ dàng. Qua đó, giúp giảm tình trạng dị ứng da.
Dầu dưỡng từ thực vật thường được khuyến cáo dùng cho các làn da yếu. Chúng chứa nhiều dưỡng chất và không gây tắc lỗ chân lông. Cách sử dụng dầu dưỡng thực vật rất đơn giản. Bạn chỉ cần đổ vài giọt dầu ra tay rồi chà xát 2 lòng bàn tay với nhau. Tiếp đó, áp lên mặt rồi thoa đều lên da để dưỡng chất thấm vào da.
Trên đây là những dấu hiệu làn da bị bào mòn mà các bạn có thể tham khảo. Nhận biết sớm tình trạng da bị tổn thương sẽ giúp chăm sóc và bảo vệ da tốt nhất. Đồng thời, ngay khi nhận thấy làn da tổn thương bạn nên tới phòng khám Da liễu chuyên khoa để khám và phục hồi da. Bởi những cách phục hồi da tại nhà chỉ có tác dụng hỗ trợ. Hiệu quả của những phương pháp này không cao nên để hồi phục chỉ phù hợp với tổn thương nhẹ.