Mụn ghẻ nước là gì? Mụn ghẻ nước là bệnh do ký sinh trùng cái gây ra (ghẻ cái). Khi xâm nhập vào cơ thể chúng sẽ đào hang dưới lớp sừng và đẻ trứng ngay tại đây. Ngược lại, ghẻ đực sẽ chết ngay khi chúng giao phối với ghẻ cái xong. Khi bị […]
Mụn ghẻ nước là bệnh do ký sinh trùng cái gây ra (ghẻ cái). Khi xâm nhập vào cơ thể chúng sẽ đào hang dưới lớp sừng và đẻ trứng ngay tại đây. Ngược lại, ghẻ đực sẽ chết ngay khi chúng giao phối với ghẻ cái xong.
Khi bị ghẻ nước, người bệnh thường cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy vào ban đêm. Đơn giản vì đây là thời điểm ghẻ rời khỏi hang và tìm con đực để giao phối. Do đó, chúng sẽ tiết ra chất độc trên da gây cảm giác ngứa ngáy. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, một con ghẻ cái sẽ sinh ra khoảng 150 triệu ghẻ con chỉ trong vòng 3 tháng. Có thể thấy, đây là căn bệnh lây lan nhanh chóng chỉ trong thời gian ngắn.
Như vậy, với tốc độ lây lan nhanh và khả năng thích nghi ở nhiều nhiệt độ khác nhau. Bệnh mụn ghẻ nước lây lan rất nhanh và khó kiểm soát nếu không điều trị sớm.
Bệnh ghẻ nước khi xuất hiện sẽ có các biểu hiện điển hình dưới da như:
Xuất hiện những cơn ngứa dữ dội và nhất là vào ban đêm khi ghẻ cái đào hang hoặc đẻ trứng.
Nổi mụn nước trên da là biểu hiện đặc trưng nhất của bệnh ghẻ nước. Lúc này, xuất hiện nhiều tổn thương dạng mụn nước trên da. Những mụn nước này chứa đầy dịch lỏng bên trong và khi gãi ngứa sẽ bị vỡ hoặc vỡ khi ma sát với quần áo.
Thông thường, nếu không được chữa trị kịp thời mụn nước sẽ lan rộng và xuất hiện ngày càng nhiều ra các vị trí khác. Nếu xuất hiện ở vùng kín mụn nước sẽ có màu đỏ nhạt và kích thước như hạt đậu nhưng rất ngứa.
Khi ghẻ cái đào hang và đẻ trứng sẽ tạo ra những đường rãnh trên da. Thông thường, chúng có chiều dài 2 – 4mm. Vì vậy, người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng ngứa ngáy và khó chịu.
Không chỉ lây lan nhanh, bệnh mụn ghẻ nước còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị sớm. Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của căn bệnh này là nhiễm trùng da.
Lúc này, vì quá ngứa mà nhiều bệnh nhân cào gãi liên tục để xả đi cơn ngứa. Hành động này khiến mụn ghẻ nước vỡ ra và vi khuẩn từ móng tay xâm nhập dễ dàng vào da. Từ đó, gây ra tình trạng lở loét và nhiễm trùng da.
Thậm chí, ghẻ nước nếu kéo dài hoặc tái phát nhiều lần sẽ gây nguy cơ chàm hóa da. Nguy hiểm hơn, người bệnh còn có thể bị biến chứng viêm cầu thận cấp. Vì vậy, việc phòng ngừa và điều trị bệnh sớm là vô cùng cần thiết.
Thực tế, mụn ghẻ nước là bệnh dễ lây lan và nhất là đối với các thành viên trong gia đình. Chính vì vậy, cùng với việc điều trị thì ngăn ngừa bệnh cũng là điều vô cùng quan trọng.
Cần thực hiện giặt quần áo, chăn màn, ga giường, khăn tắm… bằng nước nóng. Đồng thời, phơi đồ ngoài trời nắng to hoặc sấy khô để loại bỏ vi khuẩn.
Ngoài ra, có thể bỏ vật trên vào túi nhựa và cột kín miệng trong 7 ngày. Ký sinh trùng ghẻ sau khi rời da sẽ tự chết. Bởi ra khỏi da chúng chỉ sống được khoảng 48 – 72 giờ.
Hút bụi trong nhà là việc làm cần thiết để loại bỏ ký sinh trùng khỏi môi trường sống. Theo đó, những khu vực nên được ưu tiên thực hiện là: Bàn ghế, sàn nhà, rèm cửa…
Nhằm hạn chế mụn ghẻ nước lây lan thì không nên dùng chung đồ cá nhân với người khác. Đồng thời, tránh tiếp xúc da kề da với người bệnh, tránh quan hệ tình dục.
Đây là những việc khiến tình trạng nhiễm trùng da thêm trầm trọng. Do đó, dù khó chịu cũng nên hạn chế gãi. Thay vào đó, hãy lấy khăn lạnh chườm lên da cho quan cơn ngứa.
Luôn giữ gìn cơ thể sạch sẽ hàng ngày, nên dùng nước ấm, nước lạnh hoặc xà phòng dịu nhẹ để tắm. Đồng thời, để tránh mụn ghẻ nước bị bể ra thì nên kỳ cọ nhẹ nhàng.
Khi mắc bệnh ghẻ nước, người bệnh thường cảm thấy chán ăn và khó chịu nên cơ thể không được cung cấp dinh dưỡng đủ. Đồng thời, hạn chế các thực phẩm giàu đạm như: bò, hải sản, trứng… bởi chúng sẽ khiến bạn ngứa hơn. Thay vào đó hãy ăn nhiều nho, cam, dâu tây…
Trên đây là giải đáp thắc mắc mụn ghẻ nước là gì, tác hại ra sao và cách phòng ngừa bệnh hiệu quả. Ngay khi mắc bệnh cần điều trị ngay để tránh bệnh phát triển nặng thêm và gây ra nhiều tác hại nguy hiểm.